Nội dung tiếp thị hấp dẫn với cây bút đỏ

Bạn chẳng bao giờ muốn khách hàng khi đang đọc hay xem quảng cáo của bạn phải nghĩ “Nhanh lên, chúng ta phải tìm hiểu xem họ đang nói gì”. Chính vì vậy hãy giữ cho thông điệp thật ngắn gọn, ngọt ngào và xúc tích.

Nội dung tiếp thị được viết ngắn gọn và ngọt ngào sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn việc chỉ tiết kiệm không gian quảng cáo.

Những thông điệp được viết một cách rõ ràng và xúc tích sẽ dễ dàng được chiếm được cảm tình và sự đón nhận của khách hàng hơn so với các thông điệp dài lê thê, nói về những vấn đề lan man mà họ không quan tâm. May mắn là có một công cụ có thể hỗ trợ bạn kiểm tra xem liệu những nội dung tiếp thị đã đủ cô đọng và xúc tích hay chưa, và liệu khách hàng có thể tiếp nhận những thông điệp chính mà bạn muốn truyền tải là những thông điệp hối thúc họ hành động. Và tôi gọi đây là “nguyên tắc cây viết đỏ”

Nguyên tắc cây viết đỏ

Một khi bạn đã viết xong nội dung tiếp thị (lời quảng cáo, nội dung website, nội dung brochure…) và bạn cảm thấy rằng chúng đã đủ ngắn gọn và thu hút. Lúc đó hãy lấy một cây viết đỏ ra và xóa đi ít nhất 30%. Nội dung này sẽ trở nên hay hơn khi không có những từ ngữ dư thừa bạn vừa mới xóa!

Một khi đã áp dụng nguyên tắc cây viết đỏ, những thông điệp quan trọng nhất sẽ giống như muốn nhảy ra khỏi trang giấy. Khách hàng sẽ như bị cuốn vào, và sẽ đọc chúng từ đầu tới cuối, kế tiếp là hưởng ứng lời kêu gọi hành động. Chính 30% nội dung mà bạn xóa bỏ là nguyên nhân làm chậm quá trình tiếp thu thông tin của khách hàng. Họ sẽ không sẵn sàng “tiêu hóa” thông tin nếu chúng không hữu ích và thú vị đối với họ vào ngay thời điểm đó.

Nếu ý tưởng trên khiến cho bạn e ngại, hãy nghĩ theo hướng này. Tại sao các đạo diễn luôn quay rất nhiều cảnh, nhưng chỉ một phần nhỏ có cơ hội xuất hiện trên màn ảnh? Câu trả lời cho câu hỏi tại sao lại có những cảnh quay rất hay nhưng lại bị cắt là do chúng làm chậm diễn tiến câu chuyện. Nếu như nội dung câu chuyện trên màn ảnh cần phải luôn chuyển động nhằm giữ sự tập trung của khán giả, và nội dung tiếp thị cũng không là ngoại lệ.

Hãy nhớ rằng, nguyên tắc cây viết đỏ không phải là sắc lệnh – 30% không phải là nguyên tắc mà là hướng dẫn. Nó nói cho bạn biết rằng việc chỉ xóa đi vài ba chữ sẽ không đạt được hiệu quả. Nguyên tắc cây viết đỏ chỉ hiệu quả khi bạn thật sự mạnh tay và xóa đi một lượng không nhỏ nội dung.

Kiểm tra và tự rút ra kết luận

Bạn có thể kiểm tra kết quả của nguyên tắc cây viết đỏ bằng cách sau. Chọn một mẫu nội dung tiếp thị, sau đó tạo ra 2 phiên bản 1 là bản trước khi áp dụng nguyên tắc và 1 là sau khi áp dụng nguyên tắc. Lấy ý kiến của đồng nghiệp hay người thân về 2 phiên bản này. Bạn thậm chí còn có thể kiểm tra “sống” 2 phiên bản này bằng cách sau: gửi luân phiên 2 phiên bản cho danh sách khách hàng được chọn ngẫu nhiên, sau đó so sánh tỉ lệ phản hồi và chuyển đổi (conversion) của chúng.

Hãy xem một vài ví dụ về nguyên tắc cây viết đỏ: Quảng cáo banner trực tuyến

Trước: Bạn có thể mở rộng kinh doanh và gia tăng doanh thu bằng cách sử dụng thử miễn phí chương trình email marketing đã nhận được giải thưởng của chúng tôi.

Sau: Gia tăng doanh thu với chương trình email marketing, dùng thử miễn phí. Nội dung sau cũng giống như nội dung đầu tiên, nhưng nó cô đọng hơn và giúp truyền tải thông điệp nhanh và rõ ràng hơn. Nó bỏ qua thông tin lan man là chương trình đã “nhận được giải thưởng”

Câu chủ đề trong email marketing

Trước: Giảm 5%, 10% hay 20% trên hóa đơn mua hàng khi bạn ghé vào Scent of Heaven xem qua các dòng nước hoa mới của chúng tôi.

Sau: Giảm tới 20% trên hóa đơn khi xem các dòng nước hoa mới của chúng tôi tại Scent of Heaven

Trong ví dụ này, tôi chỉ bỏ những từ ngữ và chi tiết dư thừa không có tí ảnh hưởng gì tới hiệu quả của nội dung. Nội dung sau thu hút hơn và dễ đọc hơn khi được đặt vào phần tiêu đề email.

Tóm lại, bạn chẳng bao giờ muốn khách hàng khi đang đọc hay xem quảng cáo của bạn phải nghĩ “Nhanh lên, chúng ta phải tìm hiểu xem họ đang nói gì”. Chính vì vậy hãy giữ cho thông điệp thật ngắn gọn, ngọt ngào và xúc tích.

Người viết : Onlinemarketing.vn (Theo Saga)

Tiếp thị theo mục đích sử dụng hay theo chức năng?

Những hình thức phân khúc thị trường truyền thống thường không hiệu quả, vì vậy mỗi năm trong 30.000 sản phẩm mới ra mắt thì có đến 95% thất bạ i.

Khi lập kế hoạch cho sản phẩm mới, các công ty thường bắt đầu bằng việc phân khúc thị trường và dựa vào đó mà định vị sản phẩm của mình. Phân khúc thị trường bao gồm chia thị trường thành các loại sản phẩm khác nhau, theo chức năng hay giá cả, hoặc phân loại khách hàng dựa theo độ tuổi, giới tính, trình độ, hay mức thu nhập.

Tuy nhiên, theo Clayton Christensen, GS. trường kinh doanh Havard, các cách phân khúc thị trường này đều không hiệu quả, vì vậy mỗi năm trong khoảng 30.000 sản phẩm mới ra đời thì có đến 95% thất bại.

Vấn đề là thông thường khách hàng không mua sắm theo các phân khúc thị trường truyền thống. Họ đến cửa hàng mua một sản phẩm để giải quyết một vấn đề cụ thể. Với lập luận này, Christensen đã gợi ý rằng các công ty nên phân khúc thị trường theo những vấn đề, nhu cầu thực tế của khách hàng.

“Bạn mua một sản phẩm nào đó không phải vì bạn thuộc nhóm tuổi từ 18 đến 35 hay vì bạn có bằng đại học,” GS. Christensen nói. “Có thể những yếu tố này liên quan đến quyết định của bạn nhưng đó không phải là lý do để bạn mua sắm. Chúng tôi nhận ra rằng bạn mua một sản phẩm vì bạn muốn giải quyết một vấn đề cụ thể. Hiểu và ứng dụng hiệu quả nhận định này sẽ giúp các những công ty xây dựng những sản phẩm mà khách hàng thực sự muốn mua”.

Theo GS. Christensen, có một khác biệt quan trọng giữa việc xác định chức năng của một sản phẩm và xác định mục đích của nó. Theo GS Christensen “Phân khúc thị trường theo chức năng thực chất là đứng trên quan điểm của đối thủ cạnh tranh và nhân viên để quyết định về sản phẩm”.

“Trong khi đó, xem xét vấn đề khách hàng cần giải quyết khi mua hàng có nghĩa là tìm hiểu cặn kẽ, theo dõi khách hàng và luôn đặt ra câu hỏi: tại sao khách hàng lại lựa chọn như thế?”

GS. Clayton Christensen, một trong những người đầu tiên đưa ra vấn đề tiếp thị sản phẩm theo mục đích sử dụng

Câu chuyện về cốc sữa khuấy

GS Christensen thường chia sẻ câu chuyện về một dãy nhà hàng thức ăn nhanh muốn tăng lượng sữa khuấy bán ra. Công ty này phân khúc thị trường theo sản phẩm (sữa khuấy) và theo đối tượng khách hàng. Bộ phận tiếp thị đề nghị những khách hàng tiềm năng liệt kê các đặc điểm của một cốc sữa khuấy mà họ mong muốn (đặc, loãng, ngọt đậm hay ngọt dịu, mùi trái cây hay mùi sôcôla..). Những người được phỏng vấn đã trả lời rất thành thật và công ty cũng đã cung cấp sản phẩm mới dựa theo ý kiến của họ. Thế nhưng, doanh số bán hàng vẫn không tăng lên.

Công ty này sau đó đã tìm một đồng nghiệp của Christensen nhờ tư vấn. Người này bắt đầu tìm hiểu xem khách hàng mua sữa khuấy thực chất để giải quyết vấn đề gì. Đầu tiên, ông dành cả ngày ngồi trong nhà hàng của công ty, tỉ mỉ ghi chép những ai mua sữa khuấy, thời điểm mua, và họ có uống ngay trong nhà hàng hay không. Ông phát hiện ra rằng 40% khách hàng mua sữa vào buổi sáng là những người đi làm bằng vé tháng và họ không uống luôn ở đó mà mang đi.

Buổi sáng tiếp theo, ông quay lại nhà hàng và phỏng vấn những khách hàng mua sữa mang đi, hỏi họ xem họ mua sữa khuất họ thực chất để làm gì.

“Kết quả cho thấy hầu hết khách hàng mong muốn cốc sữa khuấy vì cùng một mục đích”, Ông viết: “Những người đi làm bằng vé tháng sẽ có khoảng thời gian dài buồn tẻ trên tàu xe, và họ muốn tay họ bận rộn với cái gì đó và làm cho chuyến đi thú vị hơn. Họ chưa thấy đói vào lúc họ mua sữa nhưng họ biết họ sẽ đói vào trước 10 giờ, họ muốn ăn cái gì đó trước để không bị cơn đói hành hạ cho đến buổi trưa. Và họ có nhiều lý do khác như: họ đang vội, họ đang mặc đồ công sở và thông thường thì một trong hai tay của họ hoàn toàn rảnh rỗi.

Họ mua sữa chứ không phải bánh rán hay thứ khác vì sữa khá sạch, ngon miệng và bởi vì uống sữa trên tàu điện ngầm thưa thớt sẽ khiến họ cảm thấy bớt nhàm chán. Khi đã hiểu được công việc của một cốc sữa mà khách hàng mong muốn, công ty đã tạo ra một loaị sữa dùng cho buổi sáng, đặc hơn (để có thể uống suốt hành trình dài trên tàu xe) và hấp dẫn hơn với nhiều loại hoa quả.

Nhà hàng này cũng phân chia sản phẩm sữa khuấy theo những “vấn đề phải giải quyết” khác nhau, ví dụ như, để bố mẹ không phải đợi trẻ em uống hết cốc sữa cả nửa tiếng đồng hồ, công ty đã giới thiệu loại sữa loãng hơn dành cho trẻ em.

Những ví dụ thành công và xây dựng thương hiệu theo mục đích

Nhiều công ty đã thành công với cách tiếp cận như trên: FedEx, công ty chuyển phát nhanh lớn nhất thế giới, đã hoàn thành tốt công việc chuyển bưu kiện, hàng hóa từ nơi này đến nơi khác nhanh nhất có thể, Disney cung cấp những kỳ nghỉ ấm áp, an toàn và đầy lôi cuốn giành cho các gia đình, còn OnStar thì mang đến cảm giác bình yên, thư thái cho khách hàng.

Sản phẩm của Procter & Gamble đã thành công nhanh chóng khi công ty này bắt đầu phân khúc thị trường theo mục đích của sản phẩm. Theo GS Christensen thì cách làm này còn giúp tránh hiện tượng ‘ăn cắp ý tưởng’ hay ‘hàng nhái’. Không một công ty nào có thể sao chép IKEA, một công ty Thụy Điển chuyên sản xuất đồ nội thất với mô hình kinh doanh độc đáo, giúp khách hàng thiết kế và trang bị nội thất ngay tại cửa hàng.

Christensen cũng đề cập đến tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu theo mục đích (purpose branding) – xây dựng một thương hiệu hoàn chỉnh dựa trên mục đích của sản phẩm. Hay nói một cách đơn giản là đặt tên sản phẩm theo mục đích của sản phẩm.

Ví dụ công ty Kodak đã chọn tên nhãn hiệu là FunSaver cho dòng máy ảnh dùng một lần thực hiện công việc là lưu giữ những khoảnh khắc vui vẻ. Hay công ty Milwaukee Electric Tool Corp chiếm lĩnh thị trường với sản phẩm máy cưa có nhãn hiệu Sawzall, giúp khách hàng sử dụng lưỡi cưa an toàn hơn. Những chiếc khoan mang tên Hole-Hawg, dùng để khoan lỗ to giữa cột và dầm nhà, cũng là thương hiệu nổi tiếng. Trong khi các sản phẩm khác đặt tên Milwaukee thì ít thành công hơn hẳn.

“Từ Milwaukee không hề có tác dụng tiếp thị ‘ GS Christensen nói.

Nếu như phương pháp phân khúc thị trường theo mục đích sử dụng thành công như thế thì tại sao các công ty khác lại không thiết kế sản phẩm của họ theo cách đó? Có lẽ nguyên nhân là khi dự kiến sản phẩm mới những công ty cần phân tích những dữ liệu có sẵn, mà hầu hết những thông tin này lại được tổ chức theo nhân khẩu học hay loại hàng hóa.

“Tất cả dữ liệu, thông tin đều phân loại theo sản phẩm hay đối tượng khách hàng vì điều này dễ dàng thực hiện hơn là việc phải đi ra ngoài và lấy dữ liệu về môt công việc mà sản phẩm đảm nhận. Và bởi vì các dữ liệu được tổ chức sai lệch như thế nên bạn cũng phân khúc thị trường dựa vào đó” Christensen nói.

Hơn nữa, rất khó để những người phát triển sản phẩm phá vỡ khuôn khổ khi mà nhiều khách hàng của họ sắp xếp, tổ chức cửa hàng theo kiểu tiếp thị truyền thống. GS Christensen lấy ví dụ về một công ty cung cấp một dụng cụ rất sáng tạo giúp thợ mộc làm một việc khá khó khăn đó là lắp cửa vào khung, một việc mà hiện nay phải cần đến nhiều dụng cụ mới làm được. Tuy nhiên hầu hết các cửa hàng bán dụng cụ làm mộc đều từ chối bán dụng cụ trên vì các ngăn hàng được sắp xếp theo chức năng của sản phẩm và không có ngăn nào có ghi chú là dụng cụ để treo cửa.

“Hầu hết các tổ chức đều phân loại theo sản phẩm hay đối tượng khách hàng” Christensen nói, “và vì thế người ta chỉ nhìn thấy cơ hội trong cái khuôn mẫu nhỏ bé này và bạn cũng bị mắc kẹt trong đó. Bạn cần phải thoát ra khỏi những trói buộc do những khuôn mẫu này tạo nên”.

Người viết : Onlinemarketing.vn (Theo Vef)

Internet Viral Marketing từ A tới Z (phần 1)

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, nhất là của các trang Social Media các chiến dịch marketing trong thời buổi công nghệ không thể nào bỏ qua mảnh đất màu mỡ của Viral marketing, chỉ cần một cái click chuột vào nút thích và nút chia sẻ hay post link lên trang đánh dấu link thì nội dung truyền tải lập tức hiện diện trong cộng đồng mạng.

Internet Viral Marketing đang lên ngôi

Ngày nay, khi các phương tiện Marketing truyền thống như tiếp thị trên báo giấy, quảng cáo trên tivi, website tỏ ra kém hiệu quả mà lại ngốn một chi phí khá lớn thì môi trường Internet giúp những người làm marketing gửi đi thông điệp của thương hiệu với một tốc độ lây lan chóng mặt, vô cùng hiệu quả và không phải lo lắng về vấn đề “thắt chặt hầu bao” – người ta gọi đó là Viral Marketing (tiếp thị lan truyền).

Đây là hình thức sử dụng sức mạnh truyền thông của cộng đồng cư dân mạng để đưa thông điệp của mình lan tỏa tới đối tượng khách hàng mục tiêu. Trong quá khứ, nó đồng nghĩa với thuật ngữ “Words of Mouth” tức là maketing truyền miệng. Tuy nhiên ngày nay Viral Marketing không chỉ là “truyền miệng” đơn thuần nữa mà nó được thực hiện trên nhiều phương tiện khác nhau nhờ sự phát tán qua blog, mạng xã hội, các trang chia sẻ clip, hình ảnh, tin nhắn nhanh, e-mail… Và nếu ai đó có nhắc đến “Words of Mouth” thì ta cần phải hiểu đó cũng có thể là “Words of Social network”, “Words of SMS”…

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, nhất là của các trang Social Media các chiến dịch marketing trong thời buổi công nghệ không thể nào bỏ qua mảnh đất màu mỡ của Viral marketing, chỉ cần một cái click chuột vào nút thích và nút chia sẻ hay post link lên trang đánh dấu link thì nội dung truyền tải lập tức hiện diện trong cộng đồng mạng.

Thông điệp của Viral marketing thường là một ý tưởng gây chú ý, tò mò, gây cười, được thể hiện dưới dạng clip, hình ảnh, một cuộc thi, một sự kiện gây chú ý hay đơn giản là một đoạn text. Thành công của một chiến dịch Viral Marketing là làm cho người ta thích thú với thông điệp đưa ra và tự nhiên lan truyền thông điệp quảng cáo cho nhau, có thể thông qua gởi link, đăng trên blog… Người xem có thể khen-chê, hưởng ứng, phẫn nộ nhưng cái quan trọng là càng ngày càng nhiều người bị “lây nhiễm”, và mức độ nhận biết thương hiệu của khách hàng theo đó mà tăng lên.

Những công cụ để thực hiện Internet Viral Marketing

Tại Việt Nam hiện nay, một số công cụ phổ biến để thực hiện Internet Viral Marketing bao gồm:

– Social Networks (Mạng xã hội) : Các mạng xã hội mang tính kết nối như là những cộng đồng lớn và là đối tượng mục tiêu của những người làm Viral Marketing. Tùy vào đối tượng khách hàng mà sản phẩm nhắm tới, người ta sẽ lựa chọn các MXH phù hợp. Ví dụ nếu đối tượng là dân văn phòng thì MXH tập trung nhiều người trong số họ sẽ là Facebook, Henantrua, Noi.vn, Tamtay.vn, LinkedIn…, đối tượng sinh viên, học sinh thì MXH mang tính chất trẻ hơn như Zing Me, Yume, Go.vn, Cyworld, Truongxua, I-pro.vn… là phù hợp.

social media category

Một số công cụ dùng để thực hiện Viral Marketing

Personal Publishing (Xuất bản mang tính cá nhân): Hình thức blog tuy có đôi chút thoái trào ở Việt Nam kể từ khi Yahoo 360 ra đi tuy nhiên WordPress, Opera, Yahoo 360 Plus, Multiply… vẫn quy tụ nhiều gương mặt hot blogger hay còn gọi là “những người gây ảnh hưởng”. Đây là đối tượng mà người làm Viral Marketing muốn nhắm vào để tác động đến các nhóm đối tượng thường xuyên đọc blog của họ. Micro blog như Tumblr, Twitter là một trào lưu rất thịnh hành trên thế giới nhưng tại Việt Nam xem ra lại không được ưa chuộng lắm, có lẽ do Facebook đã làm quá tốt phần việc của nó rồi, cho nên hiện nay người làm Viral Marketing cũng chưa chú trọng lắm mảng micro blogging này.

Instant Message (Tin nhắn nhanh): Ở Việt Nam, phần mềm tin nhắn nhanh phổ biến nhất chiếm vị thế áp đảo vẫn là Yahoo Messenger. Người dùng thích chia sẻ những link mà họ cho là hay ho, thú vị cho bạn bè qua Yahoo Messenger. Skype, Paltalk, MSN, Google Talk… cũng là những phần mềm nhắn tin nhanh được một bộ phận người Việt Nam sử dụng, tuy nhiên mức độ phổ biến của chúng không cao nên có thể coi (ở Việt Nam) Instant Message = Yahoo Messenger.

Online seeding ( Gieo mầm điện tử): Cái tên đã nói lên bản chất vấn đề. Với phương tiện chủ yếu là forum (vốn rất thịnh hành ở Việt Nam), những người làm Online Seeding hay Forum Seeding phát tán thông điệp của họ trên các trang diễn đàn để thu hút thành viên chú ý đến topic của họ. Việc này về nguyên lý thì hết sức đơn giản, nhưng để tạo được một topic gây chú ý thực sự, kích thích bình luận, tranh luận giữa các thành viên là cả một nghệ thuật mà không phải Forum Seeder nào cũng làm được.

Other Social Media (Các trang truyền thông xã hội khác) : Thực ra Social Media đã bao gồm cả các khái niệm Social Networks, Blog, diễn đàn, Instant Message kể trên nhưng sở dĩ người viết tách riêng các mảng kia ra vì nó quá rộng lớn. Phần còn lại của Social Media có thể kể đến những trang chia sẻ clip (Youtube, Clip.vn…), chia sẻ hình ảnh (Flickr, Photobucket…), chia sẻ tài liệu (Slideshare, Scribd…), đánh dấu trang (Linkhay, Buzz.vn, Tagvn…), chia sẻ, hỏi đáp (Wikipedia, Yahoo Answer…), tìm đường, tìm địa điểm (Diadiem, Vietbando, Thodia), giao dịch mua bán qua mạng (Chodientu, Enbac, 123mua…), mua hàng theo nhóm (Cungmua, Muachung, Zing Deal…)…

Brand SMS : Nếu là lần đầu tiên bạn nhận được 1 tin nhắn quảng cáo, thông báo… mà tên người gởi là Nokia, Sunsilk hay Trung tâm tiếng Anh nào đó, chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên vì mình đâu có lưu trong danh bạ điện thoại tên ai là Nokia, là Sunsilk… Nhưng đó chính là hình thức BrandSMS – là dịch vụ gởi tin nhắn chủ động chuyên gửi tin nhắn quảng cáo tới khách hàng là các thuê bao mạng điện thoại, có khả năng tạo tên đơn vị gửi riêng (header-name) hoặc để tên tổng đài gởi tin.

Xem tiếp:

Internet Viral Marketing từ A tới Z (phần 2)

Internet Viral Marketing từ A tới Z (phần 3)

Người viết : Onlinemarketing.vn (St từ Internet)

7 sai lầm cần tránh khi lập kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh tốt sẽ giúp bạn thuyết phục các nhà đầu tư rót vốn cho công ty của mình. Tuy nhiên với các doanh nghiệp mới thành lập, các tố chức cá nhân mới bước vào kinh doanh thì việc chuẩn bị một kế hoạch hòan chỉnh không hề đơn giản. Sau đây là 7 sai lầm phổ biến và cách khắc phục giúp bạn lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả nhất.

1. Dự tính lợi nhuận quá cao

Các bản kế hoạch kinh doanh phải là minh họa sống động và cụ thể về dự án kinh doanh của bạn, từ ý tưởng cho đến thực tế, từ khâu sản xuất, phân phối đến đầu ra cho sản phẩm.

Phần lớn các kế hoạch kinh doanh thường dự tính lợi nhuận cao hơn 10% -20% so với thực tế. Dự đoán lợi nhuận cao cho thấy chủ doanh nghiệp chưa ước lượng đúng mức các chi phí cơ bản và chi phí phát sinh. Lợi nhuận phải là con số còn lại sau khi trừ các khoản chi phí.

Để tránh lỗi này, bạn nên tham khảo báo cáo tài chính của các công ty cùng ngành để biết mức lợi nhuận thực tế. Sau đó mới tính toán lợi nhuận cụ thể cho dựa trên nguồn lực của công ty. Bạn có thể giảm được những chi phí cơ bản nào? Chiến dịch marketing của bạn có ít tốn kém hơn mức trung bình? Chi phí vận chuyển có bị đội lên không?

2. Kế hoạch tài chính không hoàn chỉnh

Đây là phần rất quan trọng nhưng thường không được chuẩn bị kỹ càng. Mỗi kế hoạch kinh doanh cần có báo cáo lưu chuyển tiền tệ và phân tích cụ thể chi phí ban đầu. Các bảng biểu rõ ràng sẽ giúp người xem dễ hiểu hơn và càng chi tiết càng tốt. Các nhà đầư tư muốn biết bạn cần bao nhiêu tiền và bạn sẽ dùng số tiền đó như thế nào. Chỉ dự đoán doanh số và lợi nhuận thôi thì chưa đủ. Bạn phải chỉ cho các nhà đầu tư thấy chi phí cần bỏ ra để sản xuất hàng hóa, dịch vụ trước rồi mới tính đến lợi nhuận.

3. Mục tiêu không cụ thể

Bạn cần phải nói rõ mục tiêu của mình qua kế hoạch kinh doanh, đừng quá ảo tưởng cũng đừng quá bi quan. Các bản kế hoạch thường đưa ra mục tiêu sẽ giành được vài phần trăm thị phần. Tuy nhiên, bao nhiêu đó cũng là quá lớn và quá sức. Thay vào đó, bạn hãy đề cập cụ thể báo cáo doanh số bán hàng, xây dựng mục tiêu dựa trên các số liệu thực tế.

4. Đánh giá sai tiềm năng thị trường

Sẽ không ai tin nếu bạn hứa hẹn website của bạn sẽ đạt được 50 triệu lượt truy cập. Bạn cần phải thực tế và tỉnh táo khi đề cập tới giá trị của việc kinh doanh. Hiện thực không phải lúc nào cũng như ta tưởng tượng, vì vậy bạn hãy đưa ra một chọn số khiêm tốn hơn so với khả năng của mình.

Nếu việc kinh doanh của bạn thực sự có tiềm năng lớn đến vậy thì thay vì dung con số để minh họa, bạn hãy giải thích cụ thể chiến lược chinh phục thị trường, người xem sẽ tự ước lượng được.

5. Vẽ ra viễn cảnh quá lớn

Các bản kế hoạch kinh doanh phải là minh họa sống động và cụ thể về dự án kinh doanh của bạn, từ ý tưởng cho đến thực tế, từ khâu sản xuất, phân phối đến đầu ra cho sản phẩm. Tuy nhiên, các bản kế hoạch hay sa đà vào việc phát triển ý tưởng, đưa ra các chiến lược toàn cầu mà quên mất những điểm quan trọng này.

Hãy hoạch định thật rõ ràng kế hoạch để đạt được mục tiêu của bạn. Làm sao bạn mở rộng được quy mô, bạn sẽ gầy dựng lực lượng bán hàng như thế nào?

6. Không hiểu rõ hoạt động phân phối.

Một trong những sai lầm lớn nhất của những người mới bước vào kinh doanh là không nắm được hệ thống phân phối. Đừng vội cho rằng khách hàng chỉ thích mua hàng trực tiếp từ tay bạn. Thông thường, mọi người thích đi chợ và siêu thị để mua sắm hơn. Bạn phải tính tóan chi phí đầu vào cẩn thận, bao gồm phí quản lý, chi phí cho các chiến dịch hợp tác quảng cáo với nhà phân phối, nhà bán lẻ. Ngoài ra bạn cũng phải có một khoản chi phí sản xuất dự phòng trong thời gian chờ nhà bán lẻ, nhà phân phối trả tiền hàng.

7. Không trình bày rõ năng lực

Đừng dài dòng, bạn nên đề cập thẳng vào các vấn đề quan trọng như thị trường, kế họach bán hàng, đội ngũ quản lý, tiềm năng phát triển, năng lực cạnh tranh.

Bạn cũng nên trình bày kế hoạch bằng ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu. Chứng tỏ năng lưc bằng cách trích dẫn các nhận định của các chuyên gia về công việc kinh doanh của bạn, chứng minh năng lực quản lý bằng bằng cấp và thành tựu.

Onlinemarketing.vn (Theo Doanh Nhân Sài Gòn )

Hiệu quả trong kinh doanh với blog

Phương thức Marketing đã có những thay đổi đáng kể từ buổi bình minh của phương tiện truyền thông cộng đồng. May thay, nhiều công cụ và chiến thuật giúp cho công tác marketing giảm thiểu được chi phí nhưng vẫn đạt hiệu quả cao, dù bạn sở hữu một công ty lớn hay chỉ kinh doanh nhỏ lẻ.

Công cụ truyền thông hiệu quả

Blog là một trong những công cụ truyền thông cộng đồng có tầm quan trọng nhất. Số lượng người viết blog càng ngày càng tăng lên rất nhiều. Khách hàng mới có thể tìm kiếm nội dung liên quan, kết nối và giao tiếp trực tuyến với doanh nghiệp của bạn.

Cách đây vài năm, câu thần chú của doanh nghiêp là “Mỗi doanh nghiệp cần có một trang web”. Ngày nay thì “Mỗi doanh nghiệp cần một trang web với một blog”. Nếu bạn nghiên cứu một vài blog phổ biến, bạn sẽ dễ dàng nhận ra lý do tại sao.

* Nội dung của blog là mang tính trao đổi tự nhiên; nội dung của cuộc trao đổi được có tính chất giáo dục, thổ lộ và nó không mạng nặng tính thương mại.

* Nội dung blog thay đổi thường xuyên hơn, cho khách hàng của bạn có nhiều lý do để ghé thăm nhiều hơn.

* Người đọc blog có thể đóng góp trực tiếp vào nội dung bằng cách thêm bình luận và tham gia vào cuộc đàm thoại.

Có nhiều lý do khác về việc tạo một blog kinh doanh: đưa nội dung mới lên blog một cách thường xuyên khiến cho bạn trở thành người giao tiếp tốt hơn, bán hàng giỏi và dần đẩy cao vị trí “chuyên gia” của bạn.

Một trong số nguyên nhân thực tế nhất là các công cụ tìm kiếm rất thích blog. Chỉ cần đăng tin thường xuyên, trang web và doanh nghiệp của bạn sẽ dễ dàng được tìm thấy.

Tạo blog như thế nào ?

Trước tiên, bạn có thể đăng kí ở một dịch vụ miễn phí như là Bloglines.com để tìm đọc các blog và có ý tưởng cho các bài viết của bạn.

Có rất nhiều dịch vụ cho phép bạn tạo blog và bạn đứng trước nhiều sự lựa chon. Nhưng chắc chắn bạn không thể sai lầm nếu chọn Typepad.com hay là wordpress.org. Mỗi cái đều có những điểm mạnh và những điểm đặc biệt riêng. Việc cài đặt khá đơn giản, nhưng có thể bạn sẽ cần đến các công cụ tìm kiếm để biết tùy chỉnh trang blog theo ý mình.

Đồng thời việc bắt đầu với blog của bạn, điều quan trọng là thu hút độc giả và tăng lưu lượng cho blog của bạn. Cần đăng bài viết tối thiểu là 3 đến 5 lần mỗi tuần và đăng kí blog của bạn vào RSS và thư mục blog như Google, Technorati, Yahoo!…

Comment trên các blog khác và tạo liên kết với các blogger khác cũng là một cách để thu hút đọc giả và cải thiện traffic. Những thông tin được comment trên các blog phải chính là cái đich mà khách hàng của bạn muốn hướng đến với những thông tin kinh doanh của bạn.

Để xây dựng một blog hiệu quả; các blogger có thể có cảm giác như có rất nhiều việc phải thực hiện ngay sau khi tạo blog, nhưng thực sự lợi ích sẽ được cộng dồn theo thời gian. Doanh nghiệp của bạn có được những lợi thế cạnh tranh đáng kể.

Người viết : Onlinemarketing.vn (St-Th)

Phương pháp phân tích thị hiếu của khách hàng trong marketing

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của hoạt động nghiên cứu chính thức là phân tích thị hiếu của khách hàng. Nếu không hiểu mong muốn của khách hàng tiềm năng, bạn không thể phát triển sản phẩm hay thực hiện chiến dịch marketing hiệu quả. Phương pháp phân tích thị hiếu của khách hàng trong marketing

Trước đây, phương pháp hiệu quả nhất để xác định thị hiếu là trắc nghiệm ý niệm (concept testing). Còn gần đây, các nhà nghiên cứu bắt đầu áp dụng một công cụ mới: phân tích kết hợp (conjoint analysis). Dù bạn không tham gia vào việc nghiên cứu thị trường, nhưng bạn vẫn có thể sử dụng kết quả của những nghiên cứu này.

Trắc nghiệm ý niệm

Trắc nghiệm ý niệm là trình bày cho khách hàng tiềm năng một ý tưởng nào đó, chẳng hạn như khi một nhà đầu tư xây dựng một nhà hàng mới theo phong cách Trung Đông, bạn sẽ yêu cầu khách hàng tiềm năng chọn lựa giữa năm câu trả lời sau:

– Tôi chắc chắn sẽ đến.

– Có thể tôi sẽ đến.

– Tôi có thể đến, cũng có thể không.

– Có thể tôi sẽ không đến.

– Tôi chắc chắn sẽ không đến.

Nếu đối tượng tham gia cuộc nghiên cứu có thể là đại diện tương đối phù hợp cho những khách hàng trong thị trường mục tiêu, thì những câu trả lời của họ sẽ giúp bạn biết nhận biết phần nào về khả năng thành công của ý tưởng mà bạn đưa ra. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ, bạn cần phải tìm hiểu thêm thông tin bằng cách đặt nhiều câu hỏi cụ thể hơn. Trở lại ví dụ về nhà hàng với phong cách Trung Đông, bạn có thể hỏi: “Nếu nhà hàng này đặt ở Smithville, bạn có thường đến đó không? Mỗi tuần một lần? Một tháng một lần? Vài tháng một lần? v.v.”

Nhiều sản phẩm hay dịch vụ có thể được mô tả như một tập hợp các thuộc tính. Ví dụ: một nhà hàng có một số thuộc tính có ảnh hưởng nhất định đến việc duy trì khách hàng như chất lượng thức ăn, thực đơn đa dạng, bầu không khí ấm cúng, phục vụ tận tình, nơi đậu xe thuận tiện… Việc trắc nghiệm ý niệm có thể giúp chủ nhà hàng hiểu được những thuộc tính nào mà khách hàng trong thị trường mục tiêu đánh giá cao. Dựa vào đó, chủ nhà hàng có thể thay đổi việc thiết kế hoặc điều chỉnh một số thuộc tính sao cho đáp ứng được phần đông khách hàng tiềm năng.

Một điểm nữa bạn cần lưu tâm rằng nếu sản phẩm hay dịch vụ của bạn không phải là hoàn toàn mới trên thị trường thì có khả năng những người trả lời câu hỏi của bạn hiện đang sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của các nhà cung cấp khác. Trong trường hợp này, bạn nên xác định mức độ hài lòng hiện tại của họ với những đối thủ cạnh tranh đó. Sự hài lòng càng cao thì lòng nhiệt tình họ dành cho bạn càng giảm. Ngược lại, nếu sự hài lòng thấp, khả năng những người này sử dụng thử sản phẩm hay dịch vụ của bạn sẽ tăng cao.

Tuy nhiên, phương pháp trắc nghiệm ý niệm vẫn tồn tại điểm yếu. Nếu những người được phỏng vấn trả lời phủ định đối với ý tưởng bạn đưa ra, thì câu trả lời của họ không phản ánh rõ ràng về sự đánh giá của họ đối với ý tưởng. Bạn có thể khắc phục nhược điểm này bằng cách dùng phương pháp phân tích kết hợp.

Phân tích kết hợp

Nhiều sản phẩm và dịch vụ mới có nhiều thuộc tính phức tạp khiến khách hàng phải đưa ra những giá trị khác nhau cho các thuộc tính ấy. Ví dụ: các thuộc tính của kính viễn vọng được các nhà thiên văn sử dụng bao gồm:

– Lỗ ống kính, tức đường kính của ống kính chính (lỗ ống kính càng lớn thì khả năng thu giữ ánh sáng từ các vật thể mờ càng cao).

– Chất lượng quang học (khả năng của hệ thống quang học đối với các vật thể riêng biệt).

– Chất lượng khung giá (mức độ ngăn chặn rung động và giúp hình ảnh quan sát không bị vết rạn).

– Hệ thống định vị bằng máy tính (điều khiển phạm vi theo dõi đến các tọa độ theo lý thuyết trên bầu trời).

Giá thành.

Hầu như người mua kính viễn vọng nào cũng đều nhìn nhận những thuộc tính nêu trên với cùng một mức giá. Họ mong muốn mua được loại kính có lỗ ống kính lớn nhất, giải pháp quang học chất lượng cao nhất, khung giá vững nhất và được trang bị ổ đĩa máy tính giúp họ định vị chính xác các tọa độ của bầu trời mà họ đưa vào hệ thống.

Thế nhưng, trong thực tế, chi phí càng cao thì lại càng gây áp lực cho người mua trong việc từ bỏ thuộc tính này để lấy thuộc tính kia. Ví dụ: người mua có thể hạ thấp yêu cầu về phần kích thước lỗ ống kính để có thể tối ưu chất lượng quang học. Anh ta cũng có thể đánh giá cao sự vững chắc của hệ thống khung giá hơn là hệ thống hướng dẫn bằng máy tính, khi biết rằng trong tương lai anh có thể bổ sung thêm đặc tính này khi có điều kiện.

Bất cứ một sản phẩm hay dịch vụ phức tạp – từ khách sạn, nhà nghỉ, máy ảnh kỹ thuật số, tới các dịch vụ ngân hàng và thẻ tín dụng – đều có những thuộc tính liên quan buộc khách hàng phải chọn lựa và cân nhắc. Phân tích kết hợp là một phương pháp thống kê để dự đoán cách khách hàng đánh đổi thuộc tính này để lấy thuộc tính khác, nhằm xác định sự kết hợp trong một loạt thuộc tính liên quan được khách hàng mục tiêu ưu tiên nhất. Phương pháp phân tích kết hợp này thật hữu ích khi dự đoán sự chấp nhận của khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ mới.

Mặc dù mỗi đối tượng tham gia nghiên cứu kết hợp sẽ trả lời theo cách riêng của mình, nhưng phương pháp phân tích này sẽ bộc lộ những thuộc tính được đánh giá cao nhất và mức độ mong muốn của nhiều thuộc tính khác nhau, đồng thời làm rõ hệ thống giá trị được những người tham gia sử dụng khi đưa ra các chọn lựa. Việc hiểu được hệ thống giá trị đó cho phép chúng ta dự đoán được các chọn lựa của khách hàng mục tiêu.

Cuốn sách không thể trình bày mọi chi tiết về phương pháp hữu hiệu trên nhưng nhìn chung phương pháp này bao gồm những bước sau:

1. Chọn các thuộc tính liên quan của sản phẩm hay dịch vụ, nghĩa là chọn các thuộc tính được khách hàng đánh giá cao. Bước này vô cùng quan trọng nên cần phải được thực hiện chính xác.

2. Hướng dẫn cách kết hợp các thuộc tính khác nhau cho những người tham gia nghiên cứu (ví dụ: phương án A là nhà có ba phòng ngủ, hai phòng tắm, một sân vườn, và một ga ra để được hai xe hơi với giá 350.000 đô la; phương án B là nhà có hai phòng ngủ… giá 275.000 đô la). Nếu có thể thì nên thiết kế sao cho những kết hợp này có những thuộc tính tương đương, nhưng đủ khác nhau để người tham gia dễ dàng phân biệt và đưa ra lựa chọn của mình.

3. Yêu cầu những người tham gia xếp loại các cách kết hợp thuộc tính khác nhau theo sự ưu tiên của cá nhân.

4. Áp dụng phương pháp phân tích thống kê về các câu trả lời của người tham gia (thường được thực hiện với phần mềm chuyên dụng).

Việc phân tích kết quả sẽ cho thấy ích lợi của từng thuộc tính theo quan điểm của khách hàng mục tiêu. Sau đó, bạn có thể xúc tiến việc phát triển sản phẩm hay dịch vụ theo kết quả phân tích này và yên tâm rằng nó sẽ được thị trường mục tiêu chấp nhận.

Onlinemarketing.vn (St-Th)

Thành triệu phú nhờ kinh doanh online bài giảng

Một thanh niên từng bỏ học tại Mỹ trở thành người tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh giáo dục trực tuyến

Sean McCleese là người luôn khiến kẻ khác bất ngờ. Khi còn nhỏ cậu nhóc Sean khiến mọi người sửng sốt bởi chỉ số thông minh (IQ) cực cao và sự già dặn trước tuổi. Sự nghiệp học hành đang thuận lợi thì Sean quyết định bỏ dở sau khi hoàn thành chương trình lớp 9 tại trường trung học cơ sở Flintridge tại La Cañada, bang California, Mỹ. Cha mẹ anh bày tỏ sự ủng hộ dè dặt đối với quyết định của con trai. Điều này tương đối dễ hiểu, bởi cha McCleese có bằng tiến sĩ, còn mẹ anh có hai bằng thạc sỹ.

Nhưng Sean lại gây bất ngờ khi anh tham gia kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học và đỗ. Sau đó mọi người sửng sốt khi biết anh trở thành người trẻ nhất được nhận vào Đại học Occidental tại thành phố Los Angeles. Anh tốt nghiệp năm 2005 với tấm bằng cử nhân vật lý.

“Đúng, tôi không đi theo con đường học thuật truyền thống. Nhưng tôi nghĩ con đường mà tôi chọn, dù chưa ai từng đi qua và đầy rẫy chông gai, đã giúp tôi trở thành một con người và một doanh nhân”, Sean, chủ tịch công ty đào tạo trực tuyến Student of Fortune tại bang California, Mỹ, phát biểu.

Sean McCleese, chủ tịch công ty Student of Fortune. Ảnh: youngupstarts.com .

Trong quá trình giải quyết một vấn đề hóc búa trong học kỳ cuối cùng tại Đại học Occidental, Sean phải tìm kiếm một câu trả lời nhanh chóng cho một vấn đề vật lý phức tạp, song không thể tìm thấy nó trong bất kỳ nguồn tài liệu nào. Ngay sau đó anh nảy ra ý tưởng thành lập công ty đào tạo trực tuyến để lấp khoảng trống kiến thức như thế. Ý tưởng đó dẫn tới sự ra đời của Student of Fortune – một công ty mới hoạt động được 5 năm nhưng phát triển nhanh như vũ bão. Doanh thu hàng năm của nó dao động từ 5 tới 10 triệu USD.

Student of Fortune một hình thức hoàn toàn mới để kết nối người có kiến thức với người cần kiến thức. Khi phải giải quyết một vấn đề bất kỳ – như cách làm pháo hoa, cân bằng phương trình hóa học – mọi người có thể đưa câu hỏi lên trang web của Student of Fortune cùng với số tiền mà họ sẵn sàng trả cho bài giảng có thể dẫn giúp họ tìm ra câu trả lời hoặc cách giải quyết. Mức tiền tối thiểu là 25 xu (1 USD = 100 xu). Sau đó ban điều hành trang web sẽ chuyển câu hỏi tới những chuyên gia hợp tác với công ty. Những chuyên gia có câu trả lời sẽ đưa lên các bài giảng để giải quyết vấn đề.

Sau khi xem phần giới thiệu sơ lược của bài giảng, người đặt câu hỏi chọn một hoặc vài bài để trả tiền. Student of Fortune giữ lại 18% số tiền và phần còn lại được chuyển tới chuyên gia. Nếu bài giảng nào đó được nhiều người ưa thích, nó sẽ được lưu lại trên thư viện ảo của trang web để những người khác có thể mua, nhờ đó mà các giảng viên sẽ có thêm nguồn thu nhập tiềm năng trong tương lai. Giảng viên có thu nhập cao nhất từ công ty kiếm được hơn 125.000 USD mỗi năm.

“Chúng tôi không bán thời gian của người dạy mà bán kiến thức của họ”, Sean nói.

Công ty của Sean tăng trưởng ngoạn mục theo từng năm, đặc biệt là năm 2009, khi mà doanh thu quý sau luôn tăng gần gấp đôi so với quý trước. Ông chủ trẻ của nó cho rằng công ty phát triển mạnh nhờ cách làm hoàn toàn mới lạ. Anh và người bạn thân Nikhil Sreenath đã xây dựng công ty mà không cần tới một xu từ người ngoài.

“Chúng tôi lãi rất nhanh và mỗi xu mà công ty làm ra đều thuộc về chúng tôi. Do không nợ ai nên chi phí của chúng tôi rất thấp, vì thế mà tỷ lệ lợi nhuận cận biên cao tới mức khó tin”, Sean nói.

Tất cả những yếu tố mà Sean đưa ra đặt công ty vào một vị trí rất lợi thế về chiến lược. Nó không chỉ giúp anh hoàn thành ước mơ “trở thành nguồn cung cấp tri thức trên mạng”, mà còn thu hút sự chú ý của vô số nhà đầu tư. Mặc dù vậy, Sean chưa chấp nhận đề nghị chung vốn của bất kỳ nhà đầu tư nào. Anh luôn lắng nghe yêu cầu của họ rồi từ chối một cách nhã nhặn.

Hiện tại Sean đang tham gia khóa học thạc sỹ công nghệ tại Đại học Southern California. Anh thừa nhận đó là một bước ngoặt đáng ngạc nhiên đối với một người luôn trốn tránh phương pháp học tập truyền thống và điều hành công ty đào tạo trực tuyến. Giờ đây, với tư cách học viên cao học, sự nhàm chán không còn là vấn đề với Sean nữa. Vị doanh nhân trẻ nói anh đã có động lực để quay trở lại lớp học.

“Tôi yêu trường và tôi nhớ hoạt động học tập. Theo một khóa cao học cũng giúp tôi hiểu rõ hơn những khách hàng xuất thân từ sinh viên”, anh nói.

Onlinemarketing.vn (Theo VnExpress )

Quy trình tung một sản phẩm trên Internet

Với sự bùng nổ hết sức rầm rộ của Internet và các website tại Việt Nam, nơi đây trở thành một thị trường màu mỡ để thúc đẩy mức độ lan truyền của một sản phẩm mới thay vì sử dụng các kênh truyền thống.

Trước kia, để tung một sản phẩm và làm đông đảo người tiêu dùng tiềm năng biết đến, công ty có sản phẩm đó phải đầu tư rất nhiều tiền cho họp báo, tung quảng cáo trên báo giấy (prindAd), quảng cáo truyền hình (TVC)… để thu hút sự chú ý nhanh chóng của công chúng. Đó là những khoản xa xỉ mà công ty nhỏ không bao giờ dám nghĩ tới. Nhưng nay, với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, cơ hội chia đều cho cả công ty lớn lẫn công ty nhỏ miễn là họ có một ý tưởng và kịch bản tung sản phẩm thật hoàn hảo.

Hãy cùng Online Marketing vẽ ra một kịch bản tung sản phẩm từ giai đoạn manh nha bắt đầu cho đến khi đạt được cao trào về sự nhận biết cũng như tỷ lệ người mua và sử dụng.

1. Chuẩn bị cho mình một website tạo được tỷ lệ chuyển đổi cao nhất

Hãy sửa soạn “dọn đường” cho sự xuất hiện của sản phẩm một cách hiệu quả nhất có thể. Một website thu hút người dùng và làm tăng tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) là điều cần thiết cho tất cả các sản phẩm được tung ra trên Internet. Hãy lấy trang chứa sản phẩm cần tung làm landing page (trang đích) cho chiến dịch tung sản phẩm, thay vì dẫn họ vào một trang chủ vài tháng hay cả năm mới cập nhật một lần hay một trang chủ nơi mà sản phẩm cần tung bị chìm lấp trong vô vàn những sản phẩm khác. Hãy đưa sản phẩm cần tung lên vị trí dễ tìm nhất trên website sao cho khi người ta vừa vào website của bạn thì không mất quá 5 giây cho việc tìm ra sản phẩm đó.

Tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) từ khách truy cập sang hỏi hàng và mua hàng càng cao thì càng phản ánh sự thành công và hiệu quả của website. Hãy để thông tin liên lạc của công ty bạn ở mọi trang trên website sao cho khi khách hàng quan tâm và có ý định mua sản phẩm là có thể liên hệ ngay với bạn. Nếu sản phẩm của bạn phân phối qua cửa hàng, đại lý, hãy để danh sách đại lý của mình lên website sao cho khách hàng có thể dễ dàng tìm ra một cửa hàng gần chỗ họ nhất.

website

Một website trình bày hệ thống cửa hàng và brochure của mình

ngay trang chủ kèm theo thông tin liên lạc ngay chân trang

2. Định ra “chu kỳ sống” cho việc tung sản phẩm

Một số sản phẩm được tung ra với mục đích hớt váng nhanh thị trường, nghĩa là tạo nên trào lưu đi mua rầm rộ. Sau đó sẽ có nhiều đối thủ nhảy vào thị trường và cạnh tranh về thị phần nhưng lúc này người đi đầu đã kiếm đủ lợi nhuận từ trào lưu rồi. Sản phẩm càng dễ bắt chước, dễ nhập/mua và phân phối lại thì thời gian hớt váng lại càng ngắn, vì vậy chiến dịch tung sản phẩm cũng phải theo hướng “đánh nhanh rút gọn”. Họ sẽ truyền thông ầm ĩ trên Internet trong vòng một vài tháng với tần suất cực kỳ dày đặc làm cho cư dân mạng “dậy sóng”. Sau đó họ sẽ rút tất cả các hoạt động quảng bá nhưng lúc này hoặc là sản phẩm đã có chỗ đứng, được người mua tự thân lan truyền, hoặc đối thủ cạnh tranh đã “tiếp sức” cho việc quảng bá, họ chỉ cần rung đùi ngồi hớt lại một ít váng ít béo bở hơn lớp đầu. Các sản phẩm váy chống nắng và hạt methi mà chúng tôi giới thiệu sau đây có thể liệt vào nhóm sản phẩm được tung ra theo kiểu “đánh nhanh rút gọn”.

Trái lại, có những sản phẩm cần sự nhận biết thương hiệu thì người bán cần định ra hai giai đoạn: giai đoạn tấn công và duy trì. Thời điểm đầu cần truyền thông dày đặc trên báo điện tử, mạng xã hội… để tạo hiệu ứng nhận biết, sau đó sẽ cắt giảm dần ngân sách và mật độ các hoạt động nhưng vẫn duy trì đều để củng cố người ta nhớ đến thương hiệu.

3. Đưa sản phẩm lên khắp nơi trên mạng

Hãy làm cho sản phẩm của mình phổ biến khắp “hang cùng ngõ hẻm” trên mạng. Có rất nhiều kênh mà bạn có thể đưa sản phẩm của mình lên, hãy tập trung vào các trang có thứ hạng cao trên các máy tìm kiếm. Đó có thể là các trang báo điện tử lớn, các trang web rao vặt, các diễn đàn…

Tuy nhiên, tùy vào đẳng cấp của sản phẩm mà chúng ta nên định ra cách thức “rải” phù hợp. Một sản phẩm mang tính đại trà như tranh hoa đất, giấy dán tường… có thể giăng mắc khắp nơi trên các trang web rao vặt, nhưng một sản phẩm mà người chủ sản phẩm muốn tạo cho nó vị trí, đẳng cấp nhất định, ví dụ một loại smart phone cực kỳ đặc sắc, thì nên đi bài trên các báo điện tử lớn, điều này sẽ tránh làm cho sản phẩm bị hạ cấp, đánh đồng với các sản phẩm quảng cáo, rao vặt tràn lan khác. Nhưng tất nhiên bạn sẽ tốn phí cho việc này, thay vì rao vặt hay đưa lên các diễn đàn thì miễn phí.

Một điều không nên bỏ qua, đó là tối ưu hóa máy tìm kiếm (làm SEO) với những từ khóa quan trọng sao cho khi khách hàng tìm kiếm trên Google các từ khóa có liên quan thì website của bạn sẽ hiện ra ở các vị trí đầu tiên. Bạn có thể tham khảo các chuyên gia SEO để được tư vấn về việc này.

Lúc này sản phẩm của bạn có thể đã xuất hiện khắp các website, nhưng đây chỉ mới là bước đệm chuẩn bị cho các bước tiếp theo.

4. Lan truyền sản phẩm và thông điệp

Cần có một ý tưởng đủ thúc đẩy lan truyền để làm cho sản phẩm của bạn trở nên nổi tiếng trên mạng. Nó có thể là một đoạn clip, một bức tranh, một câu chuyện, một bài báo hay bất cứ điều gì có thể khiến cư dân mạng truyền tay nhau thông qua việc gởi link. Bạn có thể tham khảo thêm chuỗi bài viết về Internet Viral Marketing được đăng rộng rãi trên mạng và trên website onlinemarketing.vn để có thêm ý tưởng và cách thực hiện.

Tuy nhiên không phải lúc nào ý tưởng cũng được tích cực lan truyền trong cộng đồng mạng nếu nó không gây quan tâm cho họ. Nếu có chi phí, bạn cũng có thể “đẩy lưng” cho nó bằng cách tung ra một chiến dịch PR, quảng cáo để gây sự chú ý, đây là cách nhanh nhất trong điều kiện bạn có tiền và muốn lan truyền thật nhanh thông điệp viral. Còn nhớ cách đây không lâu, một nhà “phát minh” ra sản phẩm mới là váy chống nắng đã “làm” cho các báo lớn đều xuất hiện loạt bài nói về việc chị em công sở sôi sục sử dụng váy chống nắng, nào là “Váy chống nắng hút chị em công sở”, “váy chống nắng giá rẻ hút khách”, “váy chống nắng mê hoặc chị em”… Người đọc có cảm giác như đang có một “làn sóng” những người ưa chuộng sản phẩm mới này, họ bắt đầu quan tâm, chú ý tìm hiểu.

váy chống nắng - viral marketing

Váy chống nắng được biết đến trên mạng thông qua một

trận “mưa” bài viết trên các báo điện tử lớn

5. Người dùng phải tìm kiếm và “phát hiện” ra sản phẩm

Lại tiếp tục nói về loại váy chống nắng kể trên, trong các bài PR trên các báo lớn dĩ nhiên không có ghi địa chỉ nơi bán, nhưng khi khách hàng đã bắt đầu quan tâm, theo tâm lý thường thì họ sẽ tìm kiếm sản phẩm này trên mạng. Lúc này, do đã chuẩn bị bước 2, tức là đưa sản phẩm lên khắp nơi trên các website, khách hàng dễ dàng tìm kiếm và liên hệ với họ để mua cho mình một chiếc váy chống nắng.

Điều tương tự được thực hiện với một sản phẩm mới nổi lên gần đây là hạt methi – một loại hạt nhập khẩu từ Ấn Độ được cho là có công dụng ổn định đường huyết, ngừa cholesterol cao trong máu.

Như vậy, một chiến dịch truyền thông, quảng bá mạnh mẽ đã thúc đẩy khách hàng tiềm năng tìm kiếm đến sản phẩm. Và đây đã là thành công bước đầu của người làm marketing.

Onlinemarketing.vn (St-Th)

Những người có thể tác động không tốt đến chiến dịch Online Viral Marketing của bạn

Người ta thường ví Viral Marketing tựa như con dao hai lưỡi, hay một canh bạc có thắng có thua. Trong thời đại Internet và Social Media (truyền thông xã hội) đang bùng nổ, con virus marketing càng có cơ hội lây lan nhanh chóng, nó có thể giúp thương hiệu của bạn nâng lên tầm cao nhưng có thể đẩy thương hiệu xuống vực sâu nếu xảy ra những rủi ro ngoài ý muốn.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Vì yếu tố trung tâm của một chiến dịch Internet Viral Marketing là con người cho nên có thể có một vài thành phần trong số họ tác động mạnh mẽ vào chiến dịch viral marketing của bạn, và sự tác động ấy mạnh mẽ đến mức đôi khi nó mang tính sống còn đối với chiến dịch. Dưới đây tôi xin liệt kê một số thành phần khán giả có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chiến dịch để chúng ta có thể chuẩn bị những biện pháp phòng ngừa rủi ro.

Những khán giả giàu lòng tin

Mục đích của một người làm marketing khi tung chiến dịch Viral Marketing là làm khán giả lan truyền và tin vào thông điệp mình muốn truyền tải, câu chuyện do mình tạo nên. Tuy nhiên thực tế cho thấy không phải lúc nào làm người tiếp nhận “tin sái cổ” cũng đem đến những điều tốt. Có thể khi họ đã lỡ tin vào câu chuyện hư cấu của bạn quá nhiều, họ sẽ có cảm giác hụt hẫng khi đối mặt với sự thật và cho rằng người làm marketing đã “đánh cắp lòng tin” của họ.

Chẳng hạn sau khi vở kịch “chiếc xe Audi bị đánh cắp” hạ màn, rất nhiều khán giả chỉ trích người tạo chiến dịch viral marketing cho sản phẩm xe Audi mới đó đã cho họ ăn quả lừa ngoạn mục, làm họ mất nhiều công theo dõi báo đài từng đường đi nước bước của chiến dịch như thể một con rối.

Việc làm viral marketing đôi khi không tránh khỏi những hư cấu, thêu dệt để làm câu chuyện thêm cuốn hút và dễ lan truyền, tuy nhiên để khắc phục việc “sụp đổ lòng tin” của những khán giả giàu cảm xúc, hãy cố gắng đừng nói quá sự thật một cách “đổi trắng thành đen”, mặt khác, sau khi chiến dịch kết thúc, bạn có thể có một vài lời đính chính về mục đích của chiến dịch nếu như làn sóng chỉ trích trỗi dậy quá mạnh mẽ.

Những hot blogger hay chỉ trích

Các blogger thường là người hay quan sát và bình luận, và họ luôn thu hút một số lượng đông đảo công chúng quan tâm đến những bài viết của mình. Sẽ thật không may khi chiến dịch viral của bạn làm cho một hay một nhóm blogger không thuận tình, họ có thể bẻ trật 180 độ con đường mà bạn đang đi.

Bằng cách xem các hot blogger như các đối tác truyền thông, hãy lôi kéo càng nhiều blogger về cùng “phe” với bạn càng tốt để có thể hạn chế những rủi ro như thế này. Tuy rằng bạn không thể “mua chuộc” tất cả các blogger và điều này không đảm bảo sẽ không có blogger nào công kích chiến dịch của bạn, tuy nhiên khi có sự cố xảy ra, một lực lượng hùng hậu hot blogger có thể áp đảo 1, 2 blogger ở bên kia “chiến tuyến”.

Những phóng viên hiếu kỳ

Anh Tuấn (Climax Interactive) cho biết, lúc thực hiện chiến dịch viral marketing CloseUp – tìm em nơi đâu, khá nhiều phóng viên đã liên hệ với công ty anh để nhờ giới thiệu phỏng vấn anh chàng Nam trong câu chuyện, nhiều người liên hệ với anh chàng Nam này qua blog, email… Tuy nhiên đây chỉ là một nhân vật do chiến dịch viral này hư cấu nên, vì vậy anh đành từ chối khéo tất cả các đề nghị gặp mặt của phóng viên. Những phóng viên có thể giúp cơn sóng viral của bạn lan xa, nhưng đôi lúc, bạn đành phải từ chối thiện chí của bạn vì một số lý do như trên.

Những chuyên gia IT ưa phân tích

Bằng một vài phân tích kỹ thuật, họ có thể dễ dàng biết được thời điểm “thai nghén” chiến dịch viral marketing thông qua các hoạt động đăng ký domain, hosting, khởi tạo nội dung… Những con số rõ ràng, chính xác có thể giúp họ vén “bức màn bí mật” trong chiến dịch viral của bạn. Chính vì vậy, bao nhiêu công sức bạn xây dựng nội dung website, blog, thuê các chân gỗ vào giúp lan truyền thông điệp… sẽ trở thành đổ sông đổ biển. Vì vậy bạn nên lưu ý về khía cạnh kỹ thuật khi lập blog, tung microsite… cho chiến dịch của mình.

Những người làm marketing nhạy bén

Những người làm marketing, bằng giác quan nghề nghiệp của mình, “ngửi” rất nhạy mùi viral và họ có thể đưa ra nhiều bình luận mang tính “nghề nghiệp” và không thuận lợi cho chiến dịch của bạn. Và từ đây, những thông tin “lật bài” chiến dịch của bạn có thể lan nhanh.

Nếu bạn thiết kế chiến dịch Viral Marketing thật khéo, giảm thiểu các chi tiết quá đà, lố bịch sẽ đỡ làm chướng mắt những chuyên gia marketing.

Những người làm trong cùng một dự án

Do vô tình hay cố ý, những thông tin về một chiến dịch viral marketing có thể rò rỉ ra ngoài và lan nhanh vào cộng đồng mạng. Trên thực tế đã có trường hợp một cộng tác viên của một chương trình Online Viral Marketing, vì bức xúc với một số công tác tổ chức, đã lên một diễn đàn chuyên môn về marketing để chia sẻ những bức xúc của mình, và anh ta cũng tiết lộ nhiều thông tin hệ trọng của dự án. Những người khác lập tức đọc ngấu nghiến và bàn tán xôn xao, rất may sức vươn của việc này không quá xa nên chưa gây ảnh hưởng nhiều lắm đến hình ảnh của chương trình.

Có thể khắc phục việc này bằng cách yêu cầu các cộng tác viên, những người liên quan đến dự án ký vào các cam kết về bảo mật của chương trình, và đáp ứng thỏa đáng những quyền lợi của Cộng tác viên và người làm dự án.

Có thể làm cho chiến dịch viral marketing bớt rủi ro bằng cách lựa chọn những ý tưởng an toàn, sao cho đảm bảo hình ảnh của thương hiệu luôn hoàn mỹ trong mắt công chúng. Tuy nhiên không phải lúc nào khán giả cũng có động lực lan truyền những thông điệp “an toàn” của bạn, đó là lý do đôi khi người làm viral marketing phải chấp nhận mạo hiểm để làm đòn bẩy “phát tán virus”. Thật nói không ngoa rằng các thương hiệu làm Viral Marketing phải có đôi chút dũng cảm để có thể đối mặt với các rủi ro có thể xảy đến như thế này.

Người viết : Onlinemarketing.vn (St từ Internet)

Bí quyết câu khách từ Google

Các bí kíp câu khách từ Google của La Grande Dame, một trang chuyên thời trang ngoại cỡ cho phụ nữ có thể là bài học về chiến thuật quảng cáo trực tuyến cho bất kỳ một doanh nghiệp nào trong thời đại công nghệ số. Bí quyết câu khách từ Google

Thứ hạng trong kết quả tìm kiếm Google: công cụ hút khách hoàn hảo

Trong một hồi tháng Bảy, blog She Owns It đã giới thiệu tới độc giả trang web La Grande Dame – địa chỉ bán lẻ trực tuyến chuyên phân phối các sản phẩm trang phục ngoại cỡ với thiết kế cao cấp và tinh tế nhất dành cho phụ nữ.

Bài viết đã nhìn lại một chặng đường khởi nghiệp của họ – từ bước thử nghiệm tiếp thị sản phẩm bằng GoogleAdWords (cho phép doanh nghiệp hiển thị thông điệp quảng cáo bên cạnh kết quả tìm kiếm Google), tới những nỗ lực cải tổ để tận dụng tối ưu phương thức quảng cáo này; và quyết định cuối cùng: cắt bỏ hoàn toàn quảng bá bằng Adwords.

Một số bình luận phản hồi sau bài viết đó cho rằng, trang web La Grande Dame đang tự gây trở ngại cho mình: chính những bất cập nội tại, chứ không phải nhân tố nào khác là nguyên nhân khiến địa chỉ này chưa thể đứng thứ hạng cao hơn trong danh sách kết quả tìm kiếm của Google.

Tất yếu, website cần được sửa chữa toàn diện: xác định rõ các sai sót kỹ thuật, tiến hành cải tiến giao diện và chức năng. La Grande Dame tiếp thu tất cả các góp ý đầy tính xây dựng đó, và một “bộ mặt” hoàn toàn mới đã được ra mắt vào cuối tuần trước.

“Mục tiêu lớn nhất của chúng tôi là mở rộng sự lựa chọn của khách hàng và giúp người mua hàng dễ dàng tìm được thứ họ muốn” – dẫn lời Catherine Wood Hill, giám đốc điều hành La Grande Dame.

Trang web ra mắt giao diện đầu tiên vào tháng Tư năm 2009. Quá trình xây dựng, mã hóa web có sự tham gia của nhiều lập trình viên khác nhau, và theo bà Hill, chính vì thế đã xảy ra nhiều sai sót kỹ thuật.

Nhiệm vụ sửa chữa những sai sót đó được đặt lên ưu tiên hàng đầu – vì thứ hạng xuất hiện của một Website trên Google được quyết định rất nhiều bởi chất lượng lập trình. Và kết quả, với cùng từ khóa Google “plus size clothing” (“trang phục ngoại cỡ”): trước khi được thiết kế lại, La Grande Dame chỉ khiêm tốn nằm ở trang thứ 12, còn hiện tại đó là cái tên đầu tiên của trang 2 được hiển thị.

Ban đầu, nữ doanh nhân không tán thành giải pháp mượn mã phần mềm lập trình sẵn để tiến hành các hoạt động giao dịch thương mại qua mạng. “Tôi đã từng nghĩ, như thế nghe có vẻ ngớ ngẩn và …rẻ tiền” Nhưng sau đó, cuộc nói chuyện với một nhà đầu tư mạo hiểm thông thạo công việc bán lẻ trực tuyến đã thay đổi suy nghĩ của bà, và ý tưởng đó được thực thi.

La Grande Dame quyết định nhờ đến sự trợ giúp của phầm mềm BigCommerce. “Về cơ bản, trang web của chúng tôi đã thuê toàn bộ “nội thất” – là các bản mã lập trình từ họ. Chúng tôi chỉ biến đổi một chút bên ngoài”, Hill cho biết. La Grande Dame trả phí thuê chương trình BigCommerce là 79.95 USD/ tháng.

Từ khóa tập trung và giao diện tối ưu

Công ty của bà cũng bắt tay hợp tác với đơn vị thiết kế web Schawel. Bà yêu cầu giám đốc công ty đối tác – Mike Schawel – thiết kế để giao diện La Grande Dame “toát lên phong cách sang trọng”. Và bà hoàn toàn bất ngờ, nhưng hài lòng về kết quả công việc và chi phí cho toàn bộ thiết kế chỉ ở mức 6,000 USD – trong khi đối với lần thực hiện trước, khâu này tốn tới 25,000 USD.

Để tối ưu hóa nội dung trang web, bà Hill đã đích thân viết và biên tập lại rất nhiều: “Ở phiên bản cũ, chúng tôi vẫn để xuất hiện nhiều từ, nhiều câu không hề liên quan tới chủ đề trang phục ngoại cỡ. Vì thế, công cụ tìm kiếm Google không nhận ra rằng mục đích cơ bản của La Grande Dame là bán lẻ quần áo ngoại cỡ; mà chỉ đơn giản là bán lẻ trang phục nữ giới hay giới thiệu các dòng quần áo cao cấp của nhà thiết kế có tiếng tăm. Lần này, cứ mỗi khi viết miêu tả cho một dòng sản phẩm, chúng tôi thêm vào dòng giới thiệu cụm “ngoại cỡ”; ví dụ, “áo khoác nữ ngoại cỡ” thay vì chỉ là “áo khoác nữ”.

Một độc giả She Owns It khác, Jonathan Bouman, đã chỉ ra rằng “một tiêu chí nữa để Google xếp thứ hạng xuất hiện các kết quả là thời gian tải về địa chỉ web ấy”. Tham khảo bình luận đó, La Grande Dame quyết định tăng tốc độ tải. Trước kia, thời gian tải toàn bộ trang mất tới 2,7 giây. Hóa ra các hình ảnh minh họa vốn khá nặng, có khi lên đến 2000×2000 pixel, đều có thể nén và thu nhỏ. Tuy chưa nắm được chính xác thời gian tải hiện tại là bao nhiêu, nhưng “cảm giác nó đã thật sự nhanh hơn nhiều”, bà Hill nói.

Phiên bản cũ còn không có chức năng zoom phóng đại hình ảnh. Đó thực sự là thiếu sót lớn đối với một hãng bán lẻ trang phục. Lỗi này cũng đã nhanh chóng được chỉ ra và sửa chữa. Hàng loạt thay đổi khác, bao gồm tùy chọn thư báo cập nhật, tìm kiếm nội bộ trang web cũng được tiến hành.

Sử dụng từ khóa tập trung và tối ưu hóa giao diện giúp La Grande Dame hấp dẫn hơn rất nhiều

Giao diện cũ còn thể hiện sai sót trong việc gắn nhãn tên sản phẩm với mô tả. Như vậy, người dùng có thể xem xét thiếu, hoặc tìm thấy những kết quả không cần thiết. Ví dụ, với một sản phẩm váy dạ hội, quá trình tìm kiếm có thể dẫn tới sản phẩm của nhà thiết kế không đúng như ý muốn, hoặc chiếc váy mong muốn vì bị gắn tên sai nên không thể hiển thị.

Hiện nay, công cụ tìm kiếm rà soát toàn bộ trang web để cung cấp tất cả những sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng. Phiên bản mới còn có thêm các chức năng xoay trang chủ, mục nhận xét của người tiêu dùng, tùy chọn thanh toán bằng thẻ tín dụng, và đối với mỗi loại trang phục còn có nút “like” thông qua Facebook.

Vẫn còn quá sớm để kết luận về ảnh hưởng của phiên bản ưu việt hơn này tới doanh số bán hàng. Nhưng có một điều dễ nhận thấy: lưu lượng truy cập trang web đang tăng vọt. Hill cho biết, từ ngày 1/10 đến 1/11, trung bình một ngày La Grande Dame đón nhận tổng cộng 370 khách hàng truy cập, trong đó khoảng 300 người quay lại lần thứ hai. Trong 6 ngày kể từ thời điểm đưa ra giao diện mới, mỗi ngày có 689 người xem và 626 khách hàng truy cập nhiều lần.

La Grande Dame tiếp tục bỏ qua cách thức tiếp thị bằng GoogleAdWords. Tuy vậy, Hill lại tỏ ra có hứng thú và cho biết sẽ thử nghiệm với ProductAds – một dịch vụ khai thác quảng cáo dựa trên công cụ tìm kiếm khác, cho phép hiện danh sách sản phẩm hàng hóa trong kết quả.

Khác với AdWords, ProductAds liệt kê đầy đủ hình ảnh và thông tin chi tiết về sản phẩm hay mặt hàng của doanh nghiệp. Quảng cáo nãy sẽ hiển thị khi người dùng đưa ra từ khóa tìm kiếm phù hợp với thông tin chính thức đã được đơn vị bán hàng cung cấp.

Dù không nhờ đến trợ giúp từ giải pháp quảng cáo AdWords hay Product Ads, La Grande Dame vẫn đạt được doanh thu cao nhất từ trước đến nay vào tháng Chín vừa qua, ở mức 16.000 USD. Lợi nhuận thu được trong tháng Mười có giảm đôi chút, nhưng nữ doanh nhân của chúng ta tin rằng, con số đó của tháng Mười Một và Mười Hai sẽ vượt mức 20.000 USD.

Người viết : Onlinemarketing.vn (St từ Internet)