Thành công của “văn hóa giảm giá” ở Ấn Độ

Điều chỉnh mô hình kinh doanh thích ứng với thị trường Ấn Độ là chìa khóa thành công của Snapdeal.

Điều chỉnh mô hình kinh doanh thích ứng với thị trường Ấn Độ là chìa khóa thành công của Snapdeal.

Nam doanh nhân trẻ người Ấn Độ Kunal Bahl nhận ra rằng, chìa khóa dẫn đễn thành công chính là sự am hiểu sở thích của khách hàng. Bahl cũng có một lựa chọn khôn ngoan khi quyết định thành lập công ty Snapdeal chuyên cung cấp các phiếu giảm giá cho hàng loạt các sản phẩm đa dạng.

Quá trình trưởng thành

Tinh thần doanh nhân đã ăn sâu vào máu của Kunal Bahl. Sau khi làm việc trong các mỏ than, bố của Kunal Bahl bắt đầu mở một công ty sản xuất của riêng mình. Ý chí quyết thành công là truyền thống của gia đình ngay từ những năm tháng đó.

Bahl nhớ lại: “Tôi và anh trai thường được hưởng những “chính sách khuyến học” như được xem phim vào tối thứ sáu hay được dẫn đi ăn pizza nếu học giỏi ở trường”. Bố của anh “vẫn làm việc 10-12 giờ/1 ngày và 6 ngày/1 tuần”. Sự làm việc hăng say của bố khiến anh rất cảm phục và không thể không noi theo.

Kunal Bahll học ĐH Pennsylvania tại Mỹ. Anh nhận thấy phương pháp học tập nơi đây rất khác so với ở quê nhà. “Ở Ấn Độ, nếu bạn giơ tay lên đặt một câu hỏi thì điều này rất bị coi thường. Người ta sẽ nghĩ bạn không tôn trọng thầy cô bởi họ cảm thấy bạn không hiểu những gì thầy cô đã giảng. Nhưng ở Mỹ thì hoàn toàn ngược lại”.

Anh cho biết đã học hỏi được rất nhiều từ những trải nghiệm này. “Bạn cần biết học cách tự mình suy nghĩ và đôi khi phá vỡ những quy tắc… tự mình học hỏi hay học hỏi các thành viên trong nhóm và luôn luôn đặt câu hỏi với tất cả những gì người khác nói… “.

Niềm tin sắt đá

Kunal Bahl cho biết, giới doanh nhân Ấn Độ có thể vấp phải rất nhiều cản trở với các ý tưởng đổi mới. Anh gọi đây là “độ nhớt của môi trường”.

Nhớ lại hồi năm 2008 khi anh giới thiệu dịch vụ giảm giá với các cửa hàng, họ đã từ chối anh một cách thô bạo. Họ nghĩ rằng: “Ồ, thương hiệu của tôi là số một rồi, tôi chẳng cần giảm giá”; “tôi không biết dịch vụ giảm giá ra làm sao cả”; hay “Ấn Độ của chúng ta có văn hóa giám giá đâu?”.

“Chúng tôi đã phải nghe biết bao nhiêu lý do để minh chứng rằng kinh doanh trong lĩnh vực này sẽ không thành công”, anh tâm sự.

Nực cười thay, chính nhờ suy thoái kinh tế mà các nhà bán lẻ đã phải tìm đến dịch vụ giảm giá, và Snapdeal của Kunal Bahl cũng đi lên từ đó. “Họ gọi cho chúng tôi và nói: “Các cậu đã nói là sẽ giúp chúng tôi bán sản phẩm và dịch vụ đúng không? Hãy trao đổi thêm một chút nhé!”, anh nhớ lại.

Nam doanh nhân trẻ này cho rằng, việc có niềm tin sâu sắc vào những ý tưởng của mình là vô cùng quan trọng. Anh có thể chịu đựng được những hoài nghi ban đầu bởi anh đã nghiên cứu sản phẩm kỹ lưỡng và cảm thấy rất tự tin.

Anh giải thích: “Ở Ấn Độ, ngành bán lẻ được đầu tư rất nhiều nên chúng tôi dự đoán sẽ có hiện tượng dư cung. Hậu quả là các nhà bán lẻ sẽ phải chuyển nhượng cổ phiếu của họ. Và dịch vụ giảm giá là cách tiếp cận tốt nhất để giải quyết vấn đề. Ai cũng thích ưu đãi, và đây là một ưu đãi cho người tiêu dùng”.

Không bắt chước máy móc

Kunal Bahl thú nhận rằng, ý tưởng về các phiếu giảm giá không phải do anh nghĩ ra mà đã rất phổ biến ở phương Tây. Thực tế thì anh nảy ra ý tưởng về Snapdeal khi thành lập công ty cung cấp chất tẩy rửa ở Mỹ.

Hồi đó anh “không có tiền” và “hoàn toàn phải tự lực cánh sinh”. Anh nhận thấy giảm giá là cách ít tốn kém nhất nhưng lại hiệu quả nhất để thu hút khách hàng mua sản phẩm. “Sản phẩm của chúng tôi cuối cùng cũng có mặt tại 4.000 của hàng của Mỹ, được giới thiệu tại Câu lạc bộ của Oprah, tạp chí Phố Wall và thời báo New York Times, mà không mất quá nhiều chi phí cho tiếp thị”.

Đó chính là lúc anh nhận ra rằng mình có thể làm giàu từ dịch vụ giảm giá này.

Nhưng anh cho rằng, chìa khóa để phát triển mạnh hơn là phải biết cách thích nghi với thị trường địa phương. “Định vị có vai trò cực kỳ quan trọng trong những thị trường như Ấn Độ. Bạn không thể bắt chước y nguyên một mô hình kinh doanh của phương Tây mà cần phải am hiểu sâu sắc thị trường địa phương trước khi bắt đầu tiến hành”.

Ban đầu công ty cung cấp các phiếu giảm giá ngoại tuyến do nhiều người không sử dụng internet. Đến khi internet bùng nổ, cứ mỗi 4 giây công ty lại có thêm 4 khách hàng. Nhưng dù tốc độ tăng trưởng trong một năm qua là rất mạnh mẽ, Bahl cũng phải thú nhận là đạt được thành công này không hề dễ dàng.

Những sai lầm lớn nhất của họ luôn luôn là với nhân viên. Họ phải áp dụng cơ chế “kiểm tra và cân bằng” trong quá trình tuyển dụng để đảm bảo tìm được nhân viên phù hợp với từng vai trò. “Chính nhân viên mới là những người thúc đẩy công ty tiến lên phía trước. Do vậy nếu ngay từ đầu đã không thể chọn được người phù hợp thì sẽ rất dễ mắc sai lầm”.

Nhưng khi tìm được người phù hợp rồi thì việc thuyết phục người đó làm việc cho mình cũng không hề đơn giản, bởi “Ấn Độ là một thị trường rất khó thu hút nhân tài cho các công ty đang ở giai đoạn tăng trưởng”.

Ước mơ làm chính trị gia

Kunal Bahl cho rằng, để kinh doanh thành công thì người kinh doanh cũng rất cần đức tính khiêm tốn. ” Bạn có thể là một cá nhân rất tài giỏi nhưng bạn không thể nghĩ được đủ mọi nhẽ, và cũng không thể tự mình làm được tất cả”, anh tâm sự.

Thực tế thì công việc của một doanh nhân đã mang lại cho Bahl những trải nghiệm quý báu để hiểu nhiều hơn về nhân viên: làm thế nào để làm việc với họ, làm thế nào để họ hợp tác với mình, và làm thế nào để tạo ra các giá trị mới nhờ kết hợp những trí óc ưu tú với nhau. Chắc chắn những kinh nghiệm này sẽ giúp anh rất nhiều trong những kế hoạch sắp tới.

Anh tiết lộ: “Tôi muốn chuyển sang con đường chính trị. Tôi nghĩ rằng Ấn Độ có nhiều chính sách và luật lễ rất tốt, nhưng chặng cuối của quá trình thực hiện các chính sách có vẻ chưa ổn cho lắm và cần phải hoạt động một cách hiệu quả hơn”.

Đối với Kunal Bahl, quá trình giải quyết các vấn đề kinh doanh và chính trị là rất giống nhau, bởi cả hai đều đòi hỏi khả năng xác định “đâu là vấn đề, làm cách nào để giải quyết, ai sẽ là những người xử lý phù hợp và đưa ra chỉ thị giải quyết vấn đề”.

Bí quyết câu khách từ Google

Các bí kíp câu khách từ Google của La Grande Dame, một trang chuyên thời trang ngoại cỡ cho phụ nữ có thể là bài học về chiến thuật quảng cáo trực tuyến cho bất kỳ một doanh nghiệp nào trong thời đại công nghệ số. Bí quyết câu khách từ Google

Thứ hạng trong kết quả tìm kiếm Google: công cụ hút khách hoàn hảo

Trong một hồi tháng Bảy, blog She Owns It đã giới thiệu tới độc giả trang web La Grande Dame – địa chỉ bán lẻ trực tuyến chuyên phân phối các sản phẩm trang phục ngoại cỡ với thiết kế cao cấp và tinh tế nhất dành cho phụ nữ.

Bài viết đã nhìn lại một chặng đường khởi nghiệp của họ – từ bước thử nghiệm tiếp thị sản phẩm bằng GoogleAdWords (cho phép doanh nghiệp hiển thị thông điệp quảng cáo bên cạnh kết quả tìm kiếm Google), tới những nỗ lực cải tổ để tận dụng tối ưu phương thức quảng cáo này; và quyết định cuối cùng: cắt bỏ hoàn toàn quảng bá bằng Adwords.

Một số bình luận phản hồi sau bài viết đó cho rằng, trang web La Grande Dame đang tự gây trở ngại cho mình: chính những bất cập nội tại, chứ không phải nhân tố nào khác là nguyên nhân khiến địa chỉ này chưa thể đứng thứ hạng cao hơn trong danh sách kết quả tìm kiếm của Google.

Tất yếu, website cần được sửa chữa toàn diện: xác định rõ các sai sót kỹ thuật, tiến hành cải tiến giao diện và chức năng. La Grande Dame tiếp thu tất cả các góp ý đầy tính xây dựng đó, và một “bộ mặt” hoàn toàn mới đã được ra mắt vào cuối tuần trước.

“Mục tiêu lớn nhất của chúng tôi là mở rộng sự lựa chọn của khách hàng và giúp người mua hàng dễ dàng tìm được thứ họ muốn” – dẫn lời Catherine Wood Hill, giám đốc điều hành La Grande Dame.

Trang web ra mắt giao diện đầu tiên vào tháng Tư năm 2009. Quá trình xây dựng, mã hóa web có sự tham gia của nhiều lập trình viên khác nhau, và theo bà Hill, chính vì thế đã xảy ra nhiều sai sót kỹ thuật.

Nhiệm vụ sửa chữa những sai sót đó được đặt lên ưu tiên hàng đầu – vì thứ hạng xuất hiện của một Website trên Google được quyết định rất nhiều bởi chất lượng lập trình. Và kết quả, với cùng từ khóa Google “plus size clothing” (“trang phục ngoại cỡ”): trước khi được thiết kế lại, La Grande Dame chỉ khiêm tốn nằm ở trang thứ 12, còn hiện tại đó là cái tên đầu tiên của trang 2 được hiển thị.

Ban đầu, nữ doanh nhân không tán thành giải pháp mượn mã phần mềm lập trình sẵn để tiến hành các hoạt động giao dịch thương mại qua mạng. “Tôi đã từng nghĩ, như thế nghe có vẻ ngớ ngẩn và …rẻ tiền” Nhưng sau đó, cuộc nói chuyện với một nhà đầu tư mạo hiểm thông thạo công việc bán lẻ trực tuyến đã thay đổi suy nghĩ của bà, và ý tưởng đó được thực thi.

La Grande Dame quyết định nhờ đến sự trợ giúp của phầm mềm BigCommerce. “Về cơ bản, trang web của chúng tôi đã thuê toàn bộ “nội thất” – là các bản mã lập trình từ họ. Chúng tôi chỉ biến đổi một chút bên ngoài”, Hill cho biết. La Grande Dame trả phí thuê chương trình BigCommerce là 79.95 USD/ tháng.

Từ khóa tập trung và giao diện tối ưu

Công ty của bà cũng bắt tay hợp tác với đơn vị thiết kế web Schawel. Bà yêu cầu giám đốc công ty đối tác – Mike Schawel – thiết kế để giao diện La Grande Dame “toát lên phong cách sang trọng”. Và bà hoàn toàn bất ngờ, nhưng hài lòng về kết quả công việc và chi phí cho toàn bộ thiết kế chỉ ở mức 6,000 USD – trong khi đối với lần thực hiện trước, khâu này tốn tới 25,000 USD.

Để tối ưu hóa nội dung trang web, bà Hill đã đích thân viết và biên tập lại rất nhiều: “Ở phiên bản cũ, chúng tôi vẫn để xuất hiện nhiều từ, nhiều câu không hề liên quan tới chủ đề trang phục ngoại cỡ. Vì thế, công cụ tìm kiếm Google không nhận ra rằng mục đích cơ bản của La Grande Dame là bán lẻ quần áo ngoại cỡ; mà chỉ đơn giản là bán lẻ trang phục nữ giới hay giới thiệu các dòng quần áo cao cấp của nhà thiết kế có tiếng tăm. Lần này, cứ mỗi khi viết miêu tả cho một dòng sản phẩm, chúng tôi thêm vào dòng giới thiệu cụm “ngoại cỡ”; ví dụ, “áo khoác nữ ngoại cỡ” thay vì chỉ là “áo khoác nữ”.

Một độc giả She Owns It khác, Jonathan Bouman, đã chỉ ra rằng “một tiêu chí nữa để Google xếp thứ hạng xuất hiện các kết quả là thời gian tải về địa chỉ web ấy”. Tham khảo bình luận đó, La Grande Dame quyết định tăng tốc độ tải. Trước kia, thời gian tải toàn bộ trang mất tới 2,7 giây. Hóa ra các hình ảnh minh họa vốn khá nặng, có khi lên đến 2000×2000 pixel, đều có thể nén và thu nhỏ. Tuy chưa nắm được chính xác thời gian tải hiện tại là bao nhiêu, nhưng “cảm giác nó đã thật sự nhanh hơn nhiều”, bà Hill nói.

Phiên bản cũ còn không có chức năng zoom phóng đại hình ảnh. Đó thực sự là thiếu sót lớn đối với một hãng bán lẻ trang phục. Lỗi này cũng đã nhanh chóng được chỉ ra và sửa chữa. Hàng loạt thay đổi khác, bao gồm tùy chọn thư báo cập nhật, tìm kiếm nội bộ trang web cũng được tiến hành.

Sử dụng từ khóa tập trung và tối ưu hóa giao diện giúp La Grande Dame hấp dẫn hơn rất nhiều

Giao diện cũ còn thể hiện sai sót trong việc gắn nhãn tên sản phẩm với mô tả. Như vậy, người dùng có thể xem xét thiếu, hoặc tìm thấy những kết quả không cần thiết. Ví dụ, với một sản phẩm váy dạ hội, quá trình tìm kiếm có thể dẫn tới sản phẩm của nhà thiết kế không đúng như ý muốn, hoặc chiếc váy mong muốn vì bị gắn tên sai nên không thể hiển thị.

Hiện nay, công cụ tìm kiếm rà soát toàn bộ trang web để cung cấp tất cả những sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng. Phiên bản mới còn có thêm các chức năng xoay trang chủ, mục nhận xét của người tiêu dùng, tùy chọn thanh toán bằng thẻ tín dụng, và đối với mỗi loại trang phục còn có nút “like” thông qua Facebook.

Vẫn còn quá sớm để kết luận về ảnh hưởng của phiên bản ưu việt hơn này tới doanh số bán hàng. Nhưng có một điều dễ nhận thấy: lưu lượng truy cập trang web đang tăng vọt. Hill cho biết, từ ngày 1/10 đến 1/11, trung bình một ngày La Grande Dame đón nhận tổng cộng 370 khách hàng truy cập, trong đó khoảng 300 người quay lại lần thứ hai. Trong 6 ngày kể từ thời điểm đưa ra giao diện mới, mỗi ngày có 689 người xem và 626 khách hàng truy cập nhiều lần.

La Grande Dame tiếp tục bỏ qua cách thức tiếp thị bằng GoogleAdWords. Tuy vậy, Hill lại tỏ ra có hứng thú và cho biết sẽ thử nghiệm với ProductAds – một dịch vụ khai thác quảng cáo dựa trên công cụ tìm kiếm khác, cho phép hiện danh sách sản phẩm hàng hóa trong kết quả.

Khác với AdWords, ProductAds liệt kê đầy đủ hình ảnh và thông tin chi tiết về sản phẩm hay mặt hàng của doanh nghiệp. Quảng cáo nãy sẽ hiển thị khi người dùng đưa ra từ khóa tìm kiếm phù hợp với thông tin chính thức đã được đơn vị bán hàng cung cấp.

Dù không nhờ đến trợ giúp từ giải pháp quảng cáo AdWords hay Product Ads, La Grande Dame vẫn đạt được doanh thu cao nhất từ trước đến nay vào tháng Chín vừa qua, ở mức 16.000 USD. Lợi nhuận thu được trong tháng Mười có giảm đôi chút, nhưng nữ doanh nhân của chúng ta tin rằng, con số đó của tháng Mười Một và Mười Hai sẽ vượt mức 20.000 USD.

Người viết : Onlinemarketing.vn (St từ Internet)